Sứa dùng làm thuốc

Không chỉ là một đặc sản sông nước ăn khá ngon miệng, sứa còn là một vị thuốc đông y quý, giúp trị liệu hiệu quả một số bệnh: huyết áp, lao phổi, tiêu hoá…

Trong y học cổ truyền, sứa có tên là hải triết. Bộ phận thường được dùng để làm thuốc là da, gọi là hải triết bì. Hải triết tính bình, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, nhuyễn kiên (làm mềm khối cứng trong cơ thể), trị ho và lao tổn, hoạt huyết, tiêu ứ, nhuận tràng; chữa bế kinh, bạch đới (chứng ra nhiều khí hư ở phụ nữ), sản phụ ít sữa; trẻ em bị đơn độc (bệnh nhiễm khuẩn ngoài da cấp tính), phong nhiệt, ngứa gãi chảy nước vàng… Theo sách của Tuệ Tĩnh, sứa còn có tên thuỷ mẫu, tính ấm, vị mặn. Gần đây, một số nghiên cứu hiện đại cho thấy sứa biển có tác dụng hạ huyết áp, chặn ho, chống đầy bụng khó tiêu… rất hiệu quả. Thành phần chủ yếu của sứa gồm có protein, mỡ, muối khoáng, calci, sắt, đảm toan, PP. Hàm lượng iốt trong 1.000g sứa thành phần có 1.320 microgam.

Sứa sen là loại sứa có thể dùng làm thực phẩm và làm thuốc an toàn, hiệu quả.

Bệnh do âm hư, đờm nhiệt, táo bón, đầy bụng khó tiêu: da sứa, bột củ năn (mã thầy) lượng vừa đủ sắc lấy nước uống. Đây là bài thuốc nổi tiếng có tên “Tuyết canh thang” của Vương Mạnh Anh.

Viêm phổi có mủ, giãn phế quản, ho nhiều đờm: nấu thịt sứa với củ năn hoặc cà rốt trong nồi đất, làm thành canh để ăn.

Trị ho, long đờm: sứa tươi ngâm nước phèn, thái sợi, rửa sạch phèn, chần qua nước nóng khoảng 80 độ C, vớt ra để ráo, ăn cùng các loại rau thơm.

Bế kinh gây ốm yếu, tức ngực khó thở, có khi khạc ra máu: dùng sứa biển nấu nước uống.

Rối loạn mãn kinh: dùng vài lạng sứa rửa sạch bằng muối, nấu nước uống. Không ăn cái, không cho đường vô.

Sản phụ thiếu sữa: sứa tươi cắt nhỏ bằng thanh cật nứa (không dùng đồ sắt để cắt), nấu ăn.

Huyết áp cao: lấy rau nhà chùa lượng vừa đủ trộn với tỏi, sứa, ăn trong ngày.

Rôm sảy, lở ngứa gãi chảy nước vàng, chốc ở trẻ: lấy sứa biển rửa sạch với muối, nấu nước tắm rửa cho trẻ. Cách khác, nấu nước sôi, thêm ít đường phèn cho tan rồi bỏ sứa vào đun sôi lại, sau ít phút là ăn được hoặc sứa nấu thành cao để đắp ngoài.

Viêm khí quản mạn tính: lấy sứa sấy khô, mẫu lệ nung tán bột, trộn mật ong làm viên hoàn để uống.

Hen suyễn: lấy da sứa hầm với huyết heo để ăn.

Ngoài sử dụng như một vị thuốc trong đông y, người dân vùng biển còn có cách làm sứa muối để tạo ra món ăn cho thuốc tiện dụng như sau: lấy sứa tươi cạo rửa sạch nhớt, thái miếng, sau đó cho vào nước lá sung (hoặc lá đinh lăng hay vỏ vẹt băm nhỏ), đun sôi để nguội. Muối trong khoảng 4 – 5 ngày. Ăn cùng đậu phụ, rau thơm. Người bị bệnh cao huyết áp, người có nhu cầu bổ dương tráng thận có thể thường xuyên dùng. Những người béo phì cũng nên ăn sứa vì nó cung cấp rất ít năng lượng. Tuy nhiên do sứa có tính mát nên cần thận trọng đối với người tạng hàn, hay bị lạnh bụng, đi ngoài.

BS Phó Đức Thuần
Nguyên trưởng phòng kiểm định, viện Y học cổ truyền Việt Nam

Trị ngứa khi đụng sứa

Sứa có nhiều loại, thuộc lớp động vật ngành ruột khoang (Coelenterata). Loại sứa dùng làm thực phẩm chỉ gây ngứa nhẹ khi ta đụng phải, đó là sứa sen (vì có hình dáng giống cây sen), tên khoa học là Aurelia aurita, có nhiều ở ven bờ biển đông. Ở cửa sông, ven biển nước ta còn thường gặp sứa chỉ, sứa hồng, có thể gây ngứa nhiều hơn. Đối với các loại sứa sống ở những vùng biển khác như ở Australia, Bồ Đào Nha, Bắc Cực… thì không ăn được vì rất độc, có thể gây chết người. Tuy nhiên các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu dược tính của chất độc đó.

Khi tắm biển nếu chạm phải sứa biển bị nổi mẩn đỏ, ngứa thì lấy thịt sứa tươi xoa lên chỗ ngứa. Dùng rau muống biển rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp vào chỗ bị ngứa.

(Theo SGTT Online)

{tab=Đặt hàng}

Đặt mua sứa tại: 58/44 Tôn Thất Thuyết, P18, Quận 4, Tp.HCM.
Email: suabiensaigon@gmail.com
ĐT: 0909243080 – 0986478030.

{/tabs}